Author Archive

Những ngày gió đông…

Những ngày gió đông…

Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ

I. TÁC GIẢ:

Hàn Dũ (768 – 825) tự Thoái Chi, người đất Mạnh Châu, Hà Dương (nay là huyện Mạnh – Hà Nam), là một tác gia kiệt xuất thời Đường.

Sinh ra trong một gia đình hoạn nghiệp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học, Hàn Dũ ngay từ khi còn nhỏ đã học hành chăm chỉ, kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên phải đến năm Trinh Nguyên thứ 8 đời Đường Đức Tông (tức năm 792), sau khi dự thi đến lần thứ tư ông mới đỗ Tiến sĩ.

Con đường làm quan của Hàn Dũ cũng không hề bằng phẳng. Mãi đến năm Trinh Nguyên thứ 12 ông mới được quan tể tướng là Đổng Tấn ngưỡng mộ và tiến cử làm quan Biện Châu (nay là Khai Phong, Hà Nam). Năm Trinh Nguyên thứ 19 (803) ông được thăng làm Giám sát ngự sử. Vốn có trí lớn, tuổi trẻ đầy sức sống, cùng với bản tính thẳng thắn ưa nói thẳng, Hàn Dũ đã rất quyết liệt trong việc vạch trần những tệ nạn thường thấy ở chốn Cung thị (Chợ mua bán mà bọn Thái giám lập ra ở trong cung), đồng thời dâng sớ “Luận thiên hạn nhân cơ trạng” (Bàn về tình trạng trời hạn người đói), xin khoan giảm thuế má cho nhân dân, miễn thuế ruộng, kiểm tra giám sát các hành vi phạm pháp của bọn quan lại lớn nhỏ. Điều đó không những động chạm đến người đương quyền mà còn khiến cho Hoàng Đế bực mình, ông bị biếm xuống là Sơn Dương Lệnh (Tây Bắc huyện Tu Vũ, Hà Nam ngày nay). Mặc dù bị giáng chức, Hàn Dũ vẫn gắng sức làm việc và ông đã làm được rất nhiều việc cho trăm họ.

Với những cố gắng lớn, Hàn Dũ về sau lại được thăng chức, làm tới chức Khảo Công Lang Trung. Vì có tài cao, sức mạnh, ông bị người ta ghen ghét, hãm hại. Ông bị giáng xuống chức Quốc tử Bác sĩ (tương đương với Giáo sư đại học). Chính trong thời gian này ông đã viết thiên “Tiến học giải”, lấy sự thực về các thánh hiền cũng có lúc bất đắc chí để ví với bản thân mình. Vua Đường Hiến Tông đã đọc tác phẩm này, hiểu được tư tưởng và suy nghĩ của ông và chẳng bao lâu thăng quan tiến chức cho ông tới Trung Thư xá nhân, Tri chế cáo.

Năm Nguyên Hòa thứ 12 đời Hiến Tông (817), Hàn Dũ vừa tròn 50 tuổi, ông phụng mệnh theo quan Tể tướng là Bùi Độ đi thảo phạt Ngô Nguyên Nghĩa tiết độ sứ Hoài Tây. Sự hiểu biết và tài ăn nói của ông đã giúp ông lập được công lớn, vỗ yên được quân dân xứ Hoài. Do đó ông được thăng lên tới chức Hình Bộ thị lang.

Năm Nguyên Hòa thứ 14 (819), vua Đường Hiến Tông quyết định cử người tới Phụng Tường, Thiểm Tây đón rước Phật cốt đưa vào cung thờ phụng. Cảm thấy điều không tốt lành, Hàn Dũ dâng “Luận Phật cốt biểu”, phản đối nịnh Phật. Ông suýt bị khép vào tội chết và bị biếm làm Thứ sử triều Châu.

Tại Triều Châu, ông đã tận lực giải quyết những vấn đề thuộc nhiều phương diện của đời sống quần chúng, trong đó ông bỏ ra nhiều công sức tự mình biên soạn Tam tự kinh để dạy cho mọi người (nay đã thất truyền). Không đầy một năm sau, ông lại bị điều đi Viên Châu (Quảng Tây) làm chức Thứ sử. Cuối cùng, do có nhiều thành tích tốt trong công việc mà đến năm thứ nhất đời Đường Mục Tông (821) ông được điều về Kinh đô Tràng An giữ chức Quốc tử tế tửu, rồi Đinh bộ thị lang, Lại Bộ thị lang và Ngự sử Đại phu kiêm Kinh Triện Doãn.

Do sức khỏe không tốt, lại do uống thuốc quá liều, Hàn Dũ từ giã cõi đời vào ngày 2 tháng 12 năm Tường Kháng thứ 4 đời vua Đường Mục Tông (824) thọ 57 tuổi.

Khi Hàn Dũ còn sống, một mặt do chức quan mà ông giữ rất cao, một mặt cũng do ông thích nâng đỡ những văn nhân, thi nhân ít hiểu biết hơn mình nên nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ trong văn đàn. Thêm vào đó, Hàn Dũ luôn có chủ trương văn học của mình, cổ văn và thơ của ông đều rất xuất sắc nên địa vị của ông trong văn học Trung Quốc rất đáng nể trọng. Tô Đông Pha gọi ông là “Văn khởi bát đại chi sung” (văn chương của ông đã vực dậy nền văn học bị suy yếu từ tám đời nay) và thực sự, ông rất xứng đáng với lời khen đó.

Sau khi chết, ông được truy ban là Lễ bộ thượng thư, thụy hiệu là “Văn”, di sản văn học mà ông để lại là “Lê Hàn tiên sinh tập” gồm 40 quyển.

Xét toàn bộ trước tác, Hàn Dũ dường như đặt mục đích đời mình cho sự nghiệp sùng Nho phục cổ. Nhưng nhìn một cách đại thể, cống hiến về tư tưởng của Hàn Dũ lại không lớn bằng cống hiến về ngôn ngữ, văn thể. Văn thể của Hàn Dũ được viết bằng ngôn ngữ có rất nhiều nét mới. Hai nét phong cách lớn thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của Hàn Dũ là phong cách cao cấp và phong cách bình dân hòa quyện chặt chẽ với khuynh hướng sáng tác cổ văn: “Văn sĩ tải đạo”. Điều hết sức mới mẻ và cũng là nền tảng cơ bản tạo nên sức hấp dẫn trong sáng tác của Hàn Dũ đó là khả năng sáng tạo và vận dụng linh hoạt các yếu tố ngôn ngữ theo phương thức “Đơn hàng tản cú” (câu văn rời, có chấm phết, kết từng hàng từng đoạn) của thời Tiên Tần Lưỡng Hán. Ông cũng đặc biệt coi trọng “Từ tất kỉ xuất” và “Văn tùng tự thuận” (từ ngữ do mình tự đặt ra và thuận chữ thành văn), tạo nên những áng văn hùng biện giàu sức thuyết lý, biến hóa muôn vẻ, hùng tuấn cao minh và chứa chan tình cảm. Trong đó, “Nguyên đạo”, “Sư thuyết”, “Tiến học giải”… đều là những tác phẩm được người đời tán thưởng. Tác phẩm của Hàn Dũ nhiều từ giá trị phong cách có thể đánh giá là những bông hoa đẹp, kết thành một tổng thể toàn diện chống lại lối văn biền thể đã trở nên rất quen thuộc, đồng thời mở ra một thời đại văn phong mới trong nền cổ văn lịch đại Trung Hoa.


II. TÁC PHẨM

1. Vài nét về tác phẩm:

Đây là một thiên quan trọng của Hàn Dũ trong phong trào cổ văn nhằm đề cao đạo lý “tìm sư học đạo”. “Sư thuyết” đã châm biếm thái độ xấu hổ khi tìm thầy học của người đời, có tác dụng hướng vào thanh niên nhằm biến đổi phong khí giáo dục đương thời. Sau này Liễu Tông Nguyên đánh giá về “Sư thuyết” như sau: “Người đời nay như không còn nghe đến tiếng Thầy nữa. Nếu có nghe đến ai nói thì phì cười cho rằng đó là dở hơi. Chỉ có Hàn Dũ không trôi theo dòng tục, dám chịu chê cười, kéo đám hậu học, viết nên “Sư thuyết”. Tất nhiên Đạo ở đây là Đạo Nho, Thầy ở đây là thầy theo Khổng học. Hàn Dũ dũng cảm đề xướng quan điểm giáo dục “Học trò không nhất thiết phải kém thầy, thầy không nhất thiết phải hơn trò. Nghe đạo có người trước kẻ sau, thuật nghiệp có chuyên có riêng”. Đó là những quan điểm có ý nghĩa giáo dục lớn. Bài văn tuy ngắn nhưng ý nghĩa sâu xa, kết cấu chặt chẽ.

2.Chính văn: 師說

古  之 學 者 必 有 師。 師 者,所  以 傳 道,受 業,解 感 也。 人 非 生 而知 之 者,孰 能 無 感? 感 而 不 從 師,其 為 感 也 終 不 解 矣。生 乎 吾  前,其 聞 道 也 固 先 生 乎 吾,吾 從 而 師 之。生 乎 吾 后,其 聞 道 也 亦 先 乎 吾,吾 從 而 師 之。 吾 師 道 也,夫 庸 知 其 年 之 先 后 生 于 吾 乎?是 故 無 貴 無 賤,無 長 無 少,道 之 所 存,師 之 所 存 也。

嗟 乎!師 道 之 不 傳 也 久 矣!欲 人 之 無 感 也 難 矣!古 之 聖 人,其 出 人 也 遠 矣,猶 且 從 師 而 問 焉;今 之 眾 人,其 下 聖 人 也 亦 遠 矣,而 恥 學 于 師。是 故 聖 益 聖,愚 益 愚。 聖 人 之 所 以 為 聖,愚 人 之 所 以 為 愚,其 皆 于 此 乎?愛 其 子,擇 師 而 教 之,于 其 身 也,則 恥 師 焉,感 矣。 彼 童 子 之 師,授 之 書 而 習 其 句 讀 者 也。非 吾 所 謂 傳 其 道,解 其 感 者 也。 句 讀 之 不 知,感 之 不 解,或 師 焉,或 不 有 焉,小 學 而 大 遺,吾 未 見 其 明 也。 巫 醫,樂 師,百 工 之 人,不 恥 相 師。士 大 夫 之 族,曰 “師”,曰 “弟 子”云 者,則 群 聚 而 笑  之。問 之,則 曰:“彼 與 彼 年 相 若 也,道 相 似 也”。 位 卑 則 足 羞,官 盛 則 近 諂。嗚 呼!師 道 之 不 復 可 知 矣!巫 醫,樂 師,百 工 之 人,君 子 不 齒,今 其 智 乃 反 不 能 及 ,其 可 怪 也 歟!

聖 人 無 常 師。 孔 子 師 琰 子,萇 弘,師 襄,老 耽。琰 子 之 徒,其 賢 不 及 孔 子。孔 子 曰:“三 人 行,則 必 有 我 師”.事 故 弟 子 不 必 不 如 師,師 不 必 賢 于 弟 子,聞 道 有 先 后,術 業 有 傳 攻,如 是 而 已。

李 氏 子 蟠,年 十 七, 好 古 文, 六 藝 經 傳 皆 通 習 之,不 拘 于 時,學 于 余。余 嘉 其 能 行 古 道,作  “ 師 說”以 貽 之。
3. Phiên âm:

Sư thuyết

Cổ chi học tất hữu sư. Sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc dã. Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc? Hoặc nhi bất tòng sư, kì vi hoặc dã chung bất giải hỹ. Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi. Ngô sư đạo dã, phù dung tri kì niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ? Thị cố vô quý vô tiện, vô trưởng vô thiểu, đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã.

Ta hồ! Sư đạo chi bất truyền dã cửu hỹ! Dục nhân chi vô hoặc dã nan hỹ! Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ, do thả tòng sư nhi vấn yên; Kim chi chúng nhân, kỳ hạ thánh nhân dã diệc viễn hỹ, nhi sỉ học vu sư. Thị cố thánh ích thánh, ngu ích ngu. Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu, kỳ giai xuất vu thử hồ? Ái kì tử, trạch sư nhi giáo chi; Vu kì thân dã, tắc sỉ sư yên, hoặc hỹ. Bỉ đồng tử chi sư, thụ chi thư nhi tập kì cú độc giả dã, phi ngô sở vị truyền kì đạo, giải kì hoặc giả dã. Cú độc chi bất tri, hoặc chi bất giải, hoặc sư yên, hoặc bất yên, tiểu học nhi đại di, ngô vị kiến kì minh dã. Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, bất sỉ tương sư. Sĩ đại phu chi tộc, viết “Sư”, viết “Đệ tử” vẫn giả, tắc quần tụ nhi tiếu chi. Vấn chi, tắc viết: “Bỉ dữ bỉ niên tương nhược dã, đạo tương tự dã”. Vị ti tắc túc tu, quan thịnh tắc cận siểm. Ô hô! Sư đạo chi bất phục khả tri hỹ! Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, quân tử bất xỉ, kim kỳ trí nãi phản bất năng cập, kỳ khả quái dã dư.

Thánh nhân vô thường sư. Khổng tử sư Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam. Đam tử chi đồ,  kỳ hiền bất cập Khổng Tử. Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tắc tất hữu ngã sư”. Thị cố đệ tử bất tất bất như sư, sư bất tất hiền vu đệ tử, văn đạo hữu tiên hậu, thuật nghiệp hữu truyền công, như thị nhi dĩ. Lý thị Tử Bàn, niên thập cửu, hiếu cổ văn, lục nghệ kinh truyền giai thông tập chi, bất câu vu thời, học vu dư. Dư gia kì năng hành cổ đạo, tác “Sư thuyết” dĩ di chi.

4.Dịch nghĩa: Bàn về Đạo thầy

Người học thời xưa ắt có thầy. Thầy là cái để truyền đạo (truyền thụ đạo lý), thụ nghiệp (tiếp nhận và truyền thụ tri thức), giải hoặc (giải đáp những nghi vấn) vậy. Người ta sinh ra không ai là đã biết tất cả, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc? Có điều nghi hoặc mà không tìm thầy học, điều nghi hoặc ấy cuối cùng cũng không sáng tỏ được. Người sinh trước ta, nghe đạo ấy vốn trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Người sinh sau ta, nghe đạo cũng trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Ta theo cái đạo đó để học, ôi há lẽ nào biết được điều đó chỉ nói đến sinh trước sinh sau ta nhỉ.Vì thế cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn vậy.

Than ôi! Đạo thầy không truyền đã rất lâu rồi! Muốn người không nghi hoặc cũng khó lắm thay. Bậc thánh nhân thời xưa, (sự hiểu biết) đã vượt rất xa con người, thế mà còn tìm thầy để hỏi. Chúng nhân đời nay, họ dưới bậc thánh nhân còn kém xa,thế là lại xấu hổ khi học ở thầy. Cho nên bậc thánh lại càng thánh, kẻ ngu lại càng ngu. Thánh nhân sở dĩ thành bậc thánh, kẻ ngu sở dĩ thành kẻ ngu,có lẽ đều từ đó mà ra chăng? Người ta yêu con mình, liền tìm thầy về để dạy cho chúng; thế mà với bản thân lại xấu hổ khi tìm thầy, thật không thể hiểu được. Thầy dạy của bọn trẻ kia, chỉ trao sách mà dạy câu chữ  cho nó thì không phải là cái ta gọi là truyền thụ đạo lý, giải thích nghi hoặc vậy. (Có kẻ) đọc sách mà không hiểu được cách ngắt câu, (có kẻ) có điều nghi hoặc mà không giải thích được, hoặc là từ thầy mà ra, hoặc là không theo thầy mà học, ấy là học cái nhỏ mà bỏ sót cái lớn, ta không xem đó là sáng suốt. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền còn không xấu hổ khi tìm thầy học. Những kẻ là sĩ, đại phu, khi nói đến “Thầy”, “Trò” thì túm tụm cười nhạo điều ấy. Hỏi họ, họ đáp: “Người ấy người kia tuổi bằng nhau, đạo  (học vấn) cũng như nhau mà thôi”. Tôn người địa vị thấp làm thầy mình thì xấu hổ, tôn quan chức làm thầy thì xem là nịnh nọt. Hỡi ôi!Sư đạo không thể phục hồi thì không thể biết được. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền không ngang hàng với người quân tử, nay người quân tử cũng không hiểu biết bằng họ,điều đó có thể kỳ quái lắm thay.

Thánh nhân không chỉ học một thầy duy nhất. Khổng Tử tôn Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam làm thầy.Những người thuộc hàng Đam Tử, họ hiền tài không bằng Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: “Trong ba người đi trên đường, ắt có người đáng làm thầy ta”.Vì thế cho nên học trò không nhất thiết phải bằng thầy, thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò; Nghe (hiểu) đạo có trước sau, học thuật có chuyên công, chỉ như thế mà thôi.

Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ, kinh truyền đều thông tập cả, không bị bó buộc với kẻ đương thời, theo ta học tập. Ta khen ngợi anh ta biết làm theo đạo cổ,  viết “Sư thuyết” để tặng anh ta.

III. Nội dung tư tưởng trong tác phẩm “Sư thuyết”.

1.                 Bối cảnh lịch sử và các quan điểm đồng đại:

Nho giáo trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển ở Trung Quốc hơn 2000 năm đã trải qua rất nhiều thăng trầm biến đổi. Trong tác phẩm  “Nguyên đạo” của Hàn Dũ đã nói: “Đạo nhà Chu suy, Khổng Tử mất, lửa đốt sách thời Tần, Hoàng lão thời Hán, đạo Phật du nhập thời Tấn, Ngụy, Lương, Tùy. Lúc ấy, ai bàn về đạo đức nhân nghĩa, nếu không thuộc Dương Chu cũng thuộc về Mặc Địch, chẳng rơi vào Lão cũng rơi vào Phật, vào đạo này ắt bỏ đạo kia. Vào thì tôn trọng phụ họa, ra thì phỉ báng chê bai. Ôi! Người đời sau muốn nghe nhân nghĩa, đạo đức thì biết theo ai? Người theo Lão nói: “Khổng Tử là đệ tử của thầy ta”. Kẻ theo Phật nói: “Khổng Tử cũng là đệ tử của thầy ta”. Người theo đạo Khổng quen nghe như thế, vui theo mà nói “Thầy ta đã từng tôn họ làm thầy đấy”. Không chỉ nói như thế ở cửa miệng mà còn viết thành sách. Ôi! Người đời sau muốn hiểu đạo đức nhân nghĩa thì biết theo ai đây? Cái đạo Khổng thật là tôn quý làm sao, nhưng cái đạo đó ngày càng suy vi, cái đạo suy vi do không có thầy để truyền thụ”. Cái gốc của đạo Khổng vốn là thông qua giảng dạy làm sáng tỏ “Sư đạo”, đề cao việc học, từ đó mà hình thành học phái Nho gia. Sau khi Khổng Tử mất, 72 học trò truyền đến Tử Tư, Mạnh Tử, họ đều là những người chính truyền cái học của Khổng Tử, đề cao và phát triển tư tưởng Nho gia .

Cho nên ngay từ trong quá trình phát triển, “Sư đạo” và “Nho đạo” đã có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Đời Tần lấy quan lại làm thầy, dùng Pháp để dạy. Đến đời Hán, Nho học dần dần chiếm vị trí độc tôn, nhưng Nho học đời Hán sự truyền thụ của thầy với trò chỉ trọng thị việc câu chữ. Đến đời Nguỵ Tấn, Phật Lão thịnh hành, Nho học ngày càng suy vi, Đạo Thánh ngày càng mờ nhạt. Đến đời Đường, người đời chế giễu “Sư đạo”, thể hiện ở chỗ không muốn và không dám theo thầy học tập. Kỳ thực, tư tưởng trên đã phản ánh thái độ xa rời Nho học từ thời Hán Nguỵ. Đây cũng là lúc trong nội bộ Nho học đã phát sinh những nguy cơ mất đi vai trò của nó. Chính vì lẽ đó, Hàn Dũ trước bối cảnh đó đã đề xướng “Sư đạo” làm tiêu tan những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó mà ý nghĩa của Nho học được đề cao. Thông qua “Sư đạo”, Hàn Dũ đã tuyên dương đạo lý căn bản của Nho học, từ đó chấn hưng Nho học đương thời, tạo ra những bước chuyển biến trong việc dạy và học, có tác dụng cổ vũ lớn lao, nhất là đối với tầng lớp nho sinh. Đó chính là những điều mà Hàn Dũ muốn gửi gắm qua tác phẩm Sư thuyết .

Trong  lịch sử giáo dục Trung Quốc cũng đã từng có rất nhiều tác phẩm viết về giáo dục. Trước Hàn Dũ có tác phẩm Khuyến học của Tuân Tử. Khuyến học tức là khuyến khích mọi người học tập. Toàn bộ tác phẩm chủ yếu khuyến khích mọi người nỗ lực học tập. Nội dung đưa ra rất nhiều ví dụ sinh động, nhiều lần nói rõ tính chất quan trọng của việc học tập, đề cập dến phương pháp và thái độ học tập cần có, các luận chứng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Lời văn dùng việc có thực để nói rõ tri thức của con người là dựa vào sự tích luỹ bẩm sinh, năng lực và bản lĩnh của con người thông qua học tập và thực tiễn mà có được, là do bồi dưỡng và rèn luyện. Mặc dù sinh ra không được thiên bẩm, nhưng chỉ cần tích cực học tập, cần cù chăm chỉ lao động, biết tận dụng đầy đủ điều kiện khách quan có lợi, tri thức sẽ có thể từ ít đến nhiều, năng lực có thể từ yếu thành mạnh.

Đến đời Đường, Hàn Dũ lại đưa ra một quan điểm mới. Hàn Dũ đặc biệt đề cao vai trò của ngươi thầy trong việc tu nghiệp tiến đức, theo thầy học. Chỉ có nhìn vào xã hội lúc đó mới thấy hết ý nghĩa của quan điểm này.  Đến thời Nguỵ Tấn xã hội không coi trọng học ở thầy mà trọng việc học gia truyền. Đến đời Đường chế độ khoa cử đươc thực hiện rộng rãi, nhưng phong khí xã hội vẫn còn có thái độ rất xấu hổ khi tìm thầy mà học. Những kẻ sĩ, phu tầng lớp trên bất kể ra sao, đều có thể làm quan, cho nên họ không theo thầy học mà thậm chí còn phản đối người khác theo thầy học tập. Liễu Tông Nguyên trong “答 偉 中 立 論 師 道 書”  có nói: “由 魏 晉 世 以 下, 不 益 不 事 師 . 進 之 世 不 聞 有 師, 有 輒 哗 笑 之, 以 爲 狂 人” (Do Nguỵ Tấn thế dĩ hạ, bất ích bất sự sư, tiến chi thế bất văn hữu sư, hữu triếp hoa tiếu chi, dĩ vi cuồng nhân – Từ thời Nguỵ Tấn về trước không nghe có thầy, càng chẳng có chuyện làm thầy. Đến đời nay nghe có thầy, có thì liền bàn tán cười nhạo, cho người đó là điên cuồng). Hàn Dũ không hùa theo thói tục đời thường, thu nhận học trò rồi dạy học, viết nên Sư thuyết mà lưu đến đời sau được coi một tác phẩm thiên cổ giai văn.

2.                 Những tư tưởng chính trong tác phẩm “Sư thuyết”:

Sự phát triển của giáo dục là cái gốc cho sự giàu mạnh của quốc gia và sự hưng thịnh của dân tộc, là điều kiện tất yếu cho sự khởi sắc và chấn hưng kinh tế, tiến bộ và ổn định xã hội. Giáo dục của Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời, hoạt động giáo dục không tách rời sự tham dự của người thầy giáo. Vấn đề “người thầy” là vấn đề thường thấy từ hơn một nghìn năm qua, từ cổ đến kim đã có rất nhiều nhà giáo dục còn lưu lại những ngôn luận liên quan đến vấn đề này. Trong đó không thể thiếu những tư tưởng, quan điểm còn có rất nhiều ý nghĩa học tập đối với nền giáo dục hiện đại ngày nay. Việc nghiên cứu về người thầy còn rất nhiều điều có ích. Tác phẩm tiêu biểu tập trung với về vấn đề người thầy phải nói tới tác phẩm “Sư thuyết” nổi tiếng của tác giả Hàn Dũ đời Đường.

“Sư thuyết” là tác phẩm chuyên luận thể hiện quan điểm về vấn đề giáo dục của Hàn Dũ, tuy chỉ có 600 lượt chữ nhưng đã thâu tóm thấu triệt sâu sắc vấn đề “Người thầy”, có thể coi là một thiên cổ tuyệt tác (văn hay của nghìn năm). “Sư thuyết” được viết vào năm Trinh Nguyên thứ 18, nội dung của nó là tổng kết và nâng cao tư tưởng tôn sư trọng đạo của các nhà giáo dục thời cổ đại, kết hợp với kinh nghiệm giáo dục thực tiễn của bản thân, luận thuật toàn diện về tác dụng của người thầy, nhiệm vụ, tiêu chí chọn thầy đến các vấn đề như mối quan hệ thầy trò…

Có thể nghiên cứu tác phẩm thông qua bốn phương diện sau:

Thứ nhất, Địa vị của Người thầy:

“Sư thuyết” mở đầu bằng việc chứng minh: “古  之 學 者 必 有 師。” (Cổ chi học giả tất hữu sư – Người học thời cổ ắt có thầy). Hàn Dũ đã dựa trên kết luận xuất phát từ kinh nghiệm tổng kết lịch sử, tức là từ cổ cho đến nay, mọi tri thức học vấn của bất cứ người nào cũng đều từ người thầy truyền thụ. Trong đó ông đặc biệt đề cao 古  之 學 者” (Cổ chi học giả – Người học thời cổ), lấy đó để giải thích cho việc “Tòng sư học tập” (theo thầy học tập) – một truyền thống tốt đẹp của Nho gia. Luận về tầm quan trọng của người thầy, Hàn Dũ đã sử dụng phó từ khẳng định “tất hữu” (ắt phải có). Đó như  một sự khẳng định về sự tồn tại tất nhiên, nhất định cần có của người thầy đối với người đi học, muốn nói rằng người học muốn cầu tri thức thì tất phải theo thầy mà học .

Không có người thầy dẫn dắt thì không thể tiến bộ, “不能通其業,成就其道德”(Bất năng thông kỳ nghiệp, thành tựu kỳ đạo đức – không thể thông nghiệp, thành tựu đạo đức). Ông cũng góp phần khẳng định tính quan trọng và tác dụng của người thầy trong việc học. Trong vấn đề này, ông cũng phê phán thái độ “恥學于師”(Sỉ học vu sư – Hổ thẹn khi tìm thầy học) của con người trong xã hội đương thời. Ông đề xuất“古 之 聖 人,其 出 人 也 遠 矣,猶 且 從 師 而 問 焉;今 之 眾 人,其 下 聖 人 也 亦 遠 矣,而 恥 學 于 師。是 故 聖 益 聖,愚 益 愚。 聖 人 之 所 以 為 聖,愚 人 之 所 以 為 愚,其 皆 于 此 乎?”(Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ, do thả tòng sư nhi vấn yên; Kim chi chúng nhân, kỳ hạ thánh nhân dã diệc viễn hỹ, nhi sỉ học vu sư. Thị cố thánh ích thánh, ngu ích ngu. Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu, kỳ giai xuất vu thử hồ? – Bậc thánh nhân thời xưa, (sự hiểu biết) đã vượt rất ra con người, thế mà còn tìm thầy để hỏi. Chúng nhân đời nay, kém xa Thánh nhân, thế mà lại xấu hổ khi học thầy. Cho nên bậc thánh lại càng thánh, mà kẻ ngu lại càng ngu. Thánh nhân  sở dĩ làm thánh, kẻ ngu sở dĩ ngu, tất cả có lẽ đều từ đó mà ra chăng?). Ông cũng đề xuất:  “愛 其 子,擇 師 而 教 之,于 其 身 也,則 恥 師 焉,感 矣”(Ái kì tử, trạch sư nhi giáo chi; Vu kì thân dã, tắc sỉ sư yên, hoặc hỹ – Yêu con mình, chọn thầy để dạy, thế mà với bản thân lại xấu hổ khi tìm thầy, thật không thể hiểu được);  “吾 未 見 其 明 也”(Ngô vị kiến kì minh dã – Ta không xem đó là sáng suốt);  “巫 醫,樂 師,百 工 之 人,不 恥 相 師。士 大 夫 之 族,曰 “師”,曰 弟 子”云 者,則 群 聚 而 笑  之。”(Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, bất sỉ tương sư. Sĩ đại phu chi tộc, viết “Sư”, viết “Đệ tử” vẫn giả, tắc quần tụ nhi tiếu chi – Thầy bói, thầy thuốc, nhạc sư, thợ thuyền còn không xấu hổ khi tìm thầy học. Những kẻ là sĩ, đại phu, khi nói đến “Thầy”, “Trò” thì túm tụm cười nhạo); “巫 醫,樂 師,百 工 之 人,君 子 不 齒,今 其 智 乃 反 不 能 及 ,其 可 怪 也 歟!” (Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, quân tử bất xỉ, kim kỳ trí nãi phản bất năng cập, kỳ khả quái dã dư ­- Thầy thuốc, thầy bói, nhạc sư, thợ thuyền đều không ngang hàng với người quân tử, thế mà người quân tử cũng không hiểu biết bằng họ, thật là kỳ quái).

Tóm lại ông cho rằng giữa thánh nhân và người thường có chỗ để phân biệt trí ngu, xấu hổ khi tìm thầy học là một biểu hiện của sự ngu muội. Hàn Dũ đề xuất “Tôn sư” không những là kinh nghiệm tổng kết từ lịch sử mà còn là hiện thực quan trọng và để rèn luyện bản thân. Cái quan trọng trong tư tưởng đó là có ảnh hưởng nhất định đến sự tiến bộ của xã hội.

Thứ hai, Chức trách của người thầy.

“Sư thuyết” đề xuất một cách rõ ràng: “師 者,所  以 傳 道,授 業,解 感 也。” (Sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc dã – Thầy là người truyền đạo, thụ nghiệp, giải đáp những nghi hoặc vậy).  Hàn Dũ đối với chức trách của người thầy từ trước đến nay đều xác định mười phần chuẩn mực. “傳 道 – Truyền đạo” tức là truyền thụ Nho gia để tu thân, tề gia, trị thiên hạ, để hoàn thiện nhân nghĩa đạo đức. 傳 道 – Truyền đạo” là chức trách, nhiệm vụ đầu tiên của người thầy. 授 業 – Thụ nghiệp” tức là giảng giải và truyền thụ các kinh điển “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Dịch”, “Xuân Thu”… của Nho gia, tức là truyền thụ tri thức. 授 業 – Thụ nghiệp” là nhiệm vụ chủ yếu của người thầy từ trước đến nay. 解 感 – Giải hoặc” tức là giải đáp cho học sinh những mối nghi ngờ về “Đạo” và “Nghiệp”, là bước quan trọng để nâng cao trình độ dạy học, nó là nhiệm vụ tất yếu của người thầy. Hàn Dũ cho rằng đó là ba nhiệm vụ cơ bản của người thầy; ba nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở chỗ 傳 道 – Truyền đạo” là gốc, sau đó lấy 授 業 – Thụ nghiệp”, 解 感 – Giải hoặc” để bổ trợ. Nếu người thầy không có khả năng 傳 道 – Truyền đạo”, 授 業 – Thụ nghiệp”, 解 感 – Giải hoặc” thì không thể làm tròn chức trách của người thầy, không đạt tiêu chuẩn của người thầy. Người học mục đích chủ yếu là tiếp thu tri thức từ thầy, người thầy có thể đi sâu giảng giải, làm rõ đạo lý, truyền thụ tri thức một cách hệ thống, có thể trả lời làm rõ những câu hỏi mà học sinh đưa ra, đó chính là làm tròn chức trách của người thầy. Thực tiễn đã chứng minh, trong bất kỳ một xã hội nào, từ trước tới nay, nhiệm vụ của người thầy đều không nằm ngoài phương diện này, chỉ do khác nhau về lịch sử thời đại, mà cái 傳 道 – Truyền đạo” ấy, cái 授 業 – Thụ nghiệp” ấy, cái 解 感 – Giải hoặc” ấy mang nội dung cụ thể không giống nhau mà thôi.

Thứ ba, Tiêu chuẩn chọn thầy:

Người thầy nhất định phải có đầy đủ các điều kiện, tài năng mới có thể làm thầy. Hàn Dũ trong “Sư thuyết” đã nêu rõ: “生 乎 吾  前,其 聞 道 也 固 先 生 乎 吾,吾 從 而 師 之。生 乎 吾 后,其 聞 道 也 亦 先 乎 吾,吾 從 而 師 之。吾 師 道 也,夫 庸 知 其 年 之 先 后 生 于 吾 乎?是 故 無 貴 無 賤,無 長 無 少,道 之 所 存,師 之 所 存 也。” (Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi. Ngô sư đạo dã, phù dung tri kì niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ? Thị cố vô quý vô tiện, vô trưởng vô thiểu, đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã – Người sinh trước ta, nghe đạo ấy vốn phải trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Người sinh sau ta, nghe đạo cũng có thể trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Đạo của thầy ta, đâu chỉ nói đến sinh trước sinh sau ta nhỉ. Cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn vậy).

Không luận về địa vị xã hội cao hay thấp, không luận về tuổi tác ít hay nhiều, ai nắm vững được “道 – Đạo”, người đó có thể làm thầy. “道 – Đạo” của Hàn Dũ là cái đạo của giai cấp thống trị, chính là “道 – Đạo” trong quan hệ tôn ti trật tự giữa quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu; Theo đúng chuẩn mực của đạo đức phong kiến: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Học sinh 從師 (Tòng sư – Học theo thầy), tức là “從師道” (Tòng sư đạo – Học theo đạo của thầy). Người làm thầy ắt trung với đạo, truyền đạo thông qua 授 業 – Thụ nghiệp cho học trò. Do đó ông coi “道 – Đạo” là tiêu chí căn bản đầu tiên để chọn thầy. Theo đó, ông cũng yêu cầu một người làm thầy đầu tiên phải có tín niệm kiên trì đối với “道 – Đạo”. Đây là một nhận thức rất sâu sắc, đối với con người thời nay còn có ý nghĩa gợi mở.

Hàn Dũ đề cao “師道 – Sư đạo” chính là phê phán thái độ “恥學于師” (Sỉ học vu sư – Xấu hổ khi tìm thầy học) trong xã hội phong kiến bất lương đương thời, có một ý nghĩa rất tích cực với thời đại của ông. Hiển nhiên, Hàn Dũ cũng yêu cầu người thầy cần phải tin tưởng vào “道 – Đạo” của Nho gia, tức là cái “道 – Đạo” của giai cấp thống trị đương thời. Người thầy cần giáo dục các quy luật, tri thức phong phú, phẩm đức cao thượng, đó cũng là yêu cầu về người thầy trong thời đại chúng ta ngày nay.

Thứ tư, Quan hệ giữa thầy và trò:

Cuối tác phẩm “Sư thuyết” có viết: “聖 人 無 常 師。 孔 子 師 琰 子,萇 弘,師 襄,老 耽。琰 子 之 徒,其 賢 不 及 孔 子。孔 子 曰:“三 人 行,則 必 有 我 師”.事 故 弟 子 不 必 不 如 師,師 不 必 賢 于 弟 子,聞 道 有 先 后,術 業 有 傳 攻,如 是 而 已。李 氏 子 蟠,年 十 七, 好 古 文, 六 藝 經 傳 皆 通 習 之,不 拘 于 時,學 于 余。余 嘉 其 能 行 古 道,作  “ 師 說”以 貽 之” (Thánh nhân vô thường sư. Khổng tử sư Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam. Đam tử chi đồ,  kỳ hiền bất cập Khổng Tử. Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tắc tất hữu ngã sư”. Thị cố đệ tử bất tất bất như sư, sư bất tất hiền vu đệ tử, văn đạo hữu tiên hậu, thuật nghiệp hữu truyền công, như thị nhi dĩ. Lý thị Tử Bàn, niên thập cửu, hiếu cổ văn, lục nghệ kinh truyền giai thông tập chi, bất câu vu thời, học vu dư. Dư gia kì năng hành cổ đạo, tác “Sư thuyết” dĩ di chi – Thánh nhân không chỉ học một thầy duy nhất.. Khổng Tử tôn Đàm Tử, Trương Hoằng, Sư Tương, Lão Đam làm thầy. Đam Tử phẩm đức tài năng không bằng Khổng Tử Khổng Tử nói rằng, trong ba người đi trên đường, ắt có người (đáng) làm thầy ta. Cho nên học trò không nhất thiết cứ phải bằng thầy, thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò, nghe đạo có trước sau, học thuật có chuyên công, chỉ như thế mà thôi. Ta khen cho việc anh ta có khả năng thực hành đạo xưa, nên viết “Sư thuyết” này để tặng.  Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ, kinh truyền đều thông tập cả, không bị bó buộc với kẻ đương thời, lại còn học tập theo ta. Ta khen cho anh ta biết thực hành theo cổ đạo, viết bài “Sư thuyết” này để tặng anh ta).

弟 子 不 必 不 如 師”(Đệ tử bất tất bất như sư) tức là học sinh thì không nhất định phải bằng thầy, thầy cũng không nhất định phải giỏi hơn trò. Tòng Trương Viễn đã nói “青; 取之於藍 而勝於藍”(Thanh, thủ chi ư lam nhi thắng ư lam, có nghĩa là  Màu xanh lấy ra từ màu lam nhưng xanh hơn lam, có thể hiểu rộng hơn là học sinh ở một phương diện nào đó có thể giỏi hơn thầy. Do đó làm học trò không được tự ti, cần lập chí phấn đấu, dám vượt lên thầy.

師 不 必 賢 于 弟 子” (Sư bất tất hiền vu đệ tử) tức là làm thầy nên biết rõ điều mình không biết, tự mình biết được tri thức của mình hạn hẹp đến đâu, từ đó biết không thỏa mãn với bản thân, theo tư tưởng “học phiệt” (học cho riêng mình), không dựa vào quyền uy mà thay đổi, áp chế học trò, sợ hãi khi bị vượt qua, cần có sức mạnh để vượt qua tri thức, nhân cách, tinh thần của học sinh, có như vậy học sinh mới theo mình mà học tập. Hàn Dũ không những đi theo tư tưởng của Khổng Tử “Tam nhân hành tất hữu ngã sư” mà còn tiếp thu cả tư tưởng “Học kí” trong “Lễ kí”: “學然後知不足,教然后知困。知不足,然后能自反;知困,然后能自強”(Học nhiên hậu tri bất túc, giáo nhiên hậu tri khốn. Tri bất túc, nhiên hậu năng tự phản, tri khốn, nhiên hậu năng tự cường – học rồi mới biết mình biết chưa đủ, dạy chi người mới biết chỗ mình chưa thông (biết cái khó, chỗ thiếu của mình), biết cái chỗ mình chưa biết thì sau mới có thể biết bản thân mình cần gì, biết chỗ khó của mình sau mới có thể tự đốc thúc bản thân)  trong Giáo học tương trưởng – 教學相長,nổi bật lên mối quan hệ biện chứng giữa thầy và trò. Tuy nhiên “文道有前后,述業有傳功” (Văn đạo hữu tiên hậu, thuật nghiệp hữu truyền công – Văn đạo có trước có sau, thuật nghiệp có chuyên có công), làm người học trò phải nghe “道 – Đạo” của thầy, học tập theo “授業有傳功”(Thụ nghiệp hữu truyền công), như thế mới càng có ích. Hiểu theo cách này, quan hệ giữa thầy và trò không hẳn là tuyệt đối, mà chỉ là tương đối, nó có thể tương tác chuyển hóa cho nhau. Hàn Dũ cho rằng thầy giáo cũng không phải là người toàn trí toàn năng, hội đủ mọi yếu tố, mà chỉ là nghe “道 – Đạo” trước, có trình độ ở một phương diện nào đó mà thôi, phủ định cách thức nhất thiết của người làm thầy. Đó là một tư tưởng rất đáng quý trọng, phù hợp với lý luận của giáo dục hiện đại.

Như đã nói ở trên, điều đầu tiên trong mối quan hệ thầy trò, theo Hàn Dũ, đó là người thầy tác dụng của người thầy đó là ở phương diện 傳道 Truyền đạo”, “授業 – Thụ nghiệp”, “解感 – Giải hoặc”, đề cao việc người thầy cũng phải tôn trọng học sinh, cần hướng học sinh đến việc học tập; tức là yêu cầu học sinh cũng phải chú tâm đến việc học thầy, có dũng cảm vượt lên thầy, tức là đề xướng việc vui vì làm thầy, dũng vì làm thầy, không thấy xấu hổ, chú tâm trong việc làm thầy. Trong quan điểm về mối quan hệ thầy trò, Hàn Dũ đã dựa trên học thuyết truyền thống thời cổ “學無 常 師”(Học vô thường sư). Trong lịch sử đã từng có chuyện học trò phải theo những người thầy bất lương, do đó tư tưởng của Hàn Dũ về mối quan hệ thầy trò có một ý nghĩa rất lớn. Nói cách khác,  Hàn Dũ cho rằng nên có sự bình đẳng trong quan hệ thầy trò. Quan hệ giữa thầy và trò sau này còn được người đời sau nói đến và phát triển hơn lên.

Nói tóm lại, Hàn Dũ có một địa vị vững chắc trong nền giáo dục Nho học thời Đường, ông đã đề xuất được rất nhiều những kiến giải về giáo dục, có những tác phẩm lớn cho nền giáo dục Trung Quốc. Người đời sau còn nhớ đến các lý luận về việc dạy học của ông, kế thừa và phát huy nó nhằm nâng cao tiến bộ xã hội, có ích cho các tư tưởng và kinh nghiệm sau này.

3.     Ảnh hưởng của Sư thuyết:

Sư thuyết có ảnh hưởng rất lớn đối với sau này, đặc biệt là đối với Tống Nho,  ví như vấn đề “Truyền đạo thụ nghiệp” vô cùng được trọng thị. Âu Dương Tu là ngươi tiếp nhận hết sức hồ hởi, đề cao ý nghĩa của “Sư đạo”, trong “答 祖 擇 之 書” (Đáp tổ trạch chi thư), ông đã nói: “Ba đời suy, trường học bị phá bỏ; Đến đời Hán, sư đạo lấy việc tồn tại là trên hết, cho lên người học giữ lấy kinh sách tự cho mình là đúng. Đời sau phép làm thầy dần mất đi, mà đến nay không không còn nữa, thì người học không tôn nghiêm, cho lên tự khinh cái đạo của mình. Khinh đạo, thì không đến đựoc với đạo; không đến được thì không dốc lòng tin; tin mà không dốc lòng, thì không biết giữ lấy; giữ lấy mà không bền vững, thì có chỗ để sợ hãi, mà vật có thể di dời. Cho nên người học theo thời cuộc mà ứng xử, lấy cái lợi lộc làm đầu để đến nỗi quên mất cái gốc mà theo cái ngọn…”

Còn Tôn Phục và Thạch Giới thì lại lấy chính bản thân mình là tấm gương thực tiễn để cung cấp cho mọi người về bài học “Sư đạo”. Tôn Phục, hiệu là Thái Sơn Tiên sinh, còn Thạch Giới là học giả nổi tiếng một vùng Đông Kinh. Đối với Tôn Phục thì giữ lễ thầy trò. Nghe nói khi Tôn Phục tới bái kiến, Giới cầm gậy lê cúi mình vái chào, đi đến bên cảm tạ. Những người lỗ mãng thấy vậy, dần dần mới biết đến lễ thầy trò. Ngoài ra Hồ Viện cũng thông qua Hồ học và Thái học dạy sinh đồ nghiêm khắc giữ lễ thầy trò, lập lên sự tôn nghiêm của sư đạo. Sau sự khởi xướng của Hàn Dũ, trải qua Âu Dương Tu và Tôn Hạ, Thạch Giới, Hồ Viện mới dần được phổ biến vào thực tiễn, Đạo làm thầy của Nho gia cuối cùng cũng được khôi phục lại. Đến Nhị Trình đã kiến lập lên lý học, đạo làm thầy lại có một bước phát triển mới.

IV. SƯ THUYẾT VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TIÊU BIỂU

STT Loại Chi tiết Ví dụ Phiên âm dịch nghĩa Ghi chú
1. Phó từ phủ định – Phi(Không , chẳng ) 1.人 生 而 知 之 者, 孰 能 無 惑 ? Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc?(Người ta sinh ra không ai là đã biết, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc?)
2 . 吾 所 謂 傳 其 道 , 解 其 惑 者 也 . Phi ngô sở vị  truyền kỳ đạo, giải kỳ hoặc giả dã.(Không phải là cái ta gọi là truyền đạo, giải thích điều nghi hoặc vậy).
– Bất(Không, chẳng) 1. 惑 而 從 師, 其 為 惑 也 終 解 矣 . Hoặc nhi bất tòng sư, kỳ vi hoặc dã chung bất giải hĩ.(Có điều nghi hoặc mà không tìm thầy học thì cái sự nghi hoặc đó đến cuối cùng cũng không sáng tỏ được vậy).
2 . 師 道 之 傳 也  久  矣 . Sư đạo chi bất truyền dã cửu hĩ.(Đạo thầy không truyền đã lâu rồi).
3.句 讀  之  知, 惑  之  解 … Cú độc chi bất tri, hoặc chi bất giải…(Kẻ mà cách ngắt câu cũng không biết, có điều nghi hoặc mà không giải thích được…)
4 . 恥  相 師 Bất sỉ tương sư.(Không xấu hổ khi tìm thầy học )
5 . 師 道 之 復 可  知 矣 . Sư đạo chi bất phục khả tri hĩ .(Cái đạo của thầy không phục hồi thì không biết được ).
6.巫 醫, 樂 師, 百 工 之 人, 君 子 齒, 今 其 智 乃 反 能 及, 其 可 怪 也 歟. Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, quân tử bất xỉ, kim kỳ trí nãi phản bất năng cập, kỳ khả quái dã dư.(Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền đều không ngang hàng với người quân tử, thế mà nay người quân tử lại không hiểu biết bằng họ, thật là kỳ lạ lắm thay)
7 .其 賢  不 孔子 . Kỳ hiền bất cập Khổng Tử.(Những người hiền ấy không bằng Khổng Tử ).
8 . 是 故  弟 子 不 必 不 如 師 , 師 不 必 賢 于弟 子 Thị cố đệ tử bất tất bất như sư, sư bất tất hiền vu  đệ tử.(Vì thế cho nên đệ tử không ắt phải như thầy, thầy không nhất thiết phải hơn học trò).
9 . 不 拘 于時 . Bất câu vu thời(Không bị đời câu thúc).
– Vô (Không) 1 .人 非 生 而 知 之 者, 孰 能 惑. Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc ?(Người ta sinh ra không ai là đã biết, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc?)
2. 是 故 賤, 少. Thị  cố vô quý vô tiện, vô trường vô thiểu.(Vì thế cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ)
3.欲 人 之  無 惑 也 難 矣. Dục nhân chi vô hoặc dã nan hĩ .(Muốn người ta không nghi hoặc thật khó lắm thay)
4.聖 人 常 師。 Thánh nhân vô thường sư(Thánh nhân không chỉ học một thầy)
– vị(Chưa) 見 其 明 也. Ngô vị kiến kỳ minh dã.(Ta không xem điều đó là sáng suốt)
2. Phó từ trình độ – Ích(Càng) 是 故聖 聖, 愚 Thị cố thánh ích thánh, ngu ích ngu.(Vì thế cho nên bậc thánh lại càng thánh, mà kẻ ngu lại càng ngu)
3. Liên từ – Tắc(Thì) 1.于 其 身 也, 恥 師 焉, 惑 矣. Vu kỳ thân dã, tắc sỉ sư yên, hoặc hỹ.(Đối với bản thân mình thì lại xấu hổ khi tìm thầy học, thật khó hiểu thay)
2. 群 聚 而 笑 之. Tắc quần tụ nhi tiếu chi.(Thì túm tụm nhau mà cười nhạo họ).
3. Tắc viết.(Thì nói rằng)
4.位卑足羞, 官 盛 近 諂. Vị ti tắc túc tu, quan thịnh tắc cận siểm.(Tôn người địa vị thấp làm thầy thì xấu hổ, tôn người làm quan làm thầy thì bị coi là nịnh nọt)
5. 必 有 我 師 . Tắc tất hữu ngã sư.(Thì ắt có thầy ta)
– Diệc (Cũng) 1.生 乎 吾 后 ,其 聞 道 也 先 乎 吾. Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô.(Những người sinh sau  ta, nghe cái đạo ấy cũng  trước ta)
2.其 下 聖 人 也, 遠 矣. Kỳ hạ thánh nhân dã, diệc viễn hỹ.(Sự hiểu biết dưới bậc thánh nhân cũng không xa là mấy).
– Thị cố(Vì thế  cho nên) 1. 無 貴 無 賤, 無 長無 少 Thị  cố vô quý vô tiện, vô trường vô thiếu.(Vì thế cho lên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ).
2. 弟 子 不 必 不 如 師, 師 不 必 賢 于弟 子. Thị cố đệ tử bất tất bất như sư, sư bất tất hiền vu  đệ tử.(Vì thế cho nên đệ tử không ắt phải bằng thầy, thầy không nhất thiết phải hơn trò).
– HoặcHoặc là 師 焉, 不 焉. Hoặc sư yên, hoặc bất yên.(Hoặc từ thầy, hoặc không theo thầy).
– Dữ(Và) 彼 年 相 若 也 Bỉ dữ bỉ niên tương nhược dã(Người ấy và người kia tuổi bằng nhau)
– Nhi (Mà) 1.吾 從 師 之 Ngô tòng nhi sư chi .(Ta theo mà tôn họ làm thầy).
2.猶 且 從 師 問 焉. Do thả tòng sư nhi vấn yên.(Thế còn theo thầy mà để hỏi).
3. 恥  學  于 師. Nhi sỉ học vu sư.(Mà lại xấu hổ khi tìm thầy học).
4.擇 師 教 之 Trạch sư nhi giáo chi(Tìm thầy mà dạy cho nó)
5.授 之 書 習 其 句 讀 者 也. Thụ chi thư nhi tập kỳ cú độc giả dã.(Chỉ trao sách mà dạy cách đọc cho nó).
6.小 學 大 遺. Tiểu học nhi đại di.(Ấy là cái học nhỏ mà bỏ sót cái lớn).
7.則 群 聚 笑 之 Tắc quần tụ nhi tiếu chi.(Thì túm tụm nhau mà cười nhạo họ).
4. Đại từ chỉ thị – Kỳ (Ấy, đó) 1. 生 乎 吾 前 , 聞 道 也 固 先 乎 吾,吾 從 而 師 之; 生 乎 吾 后, 聞 道 也亦 先 乎 吾, 吾 從 而  師 之. Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi; Sinh hồ ngô hậu, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi.(Những người sinh trước ta nghe cái đạo ấy trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy; Những người sinh sau ta nghe cái đạo ấy cũng trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy).
2.惑 而 不 從 師, 為 惑 也 終 不解 矣 . Hoặc nhi bất tòng sư, kỳ vi hoặc dã chung bất giải hĩ .(Nghi hoặc mà không theo thầy học thì sự nghi hoặc đó đến cuối cùng cũng không giải thích được vậy).
3.非 吾 所 謂 傳 道, 解 惑 者 也 . Phi ngô sở vị truyền kỳ đạo , giải kỳ hoặc giả dã.(Không phải là cái ta gọi là truyền đạo lý, giải thích nghi hoặc đó vậy ).
– Thị (Ấy, đó) 已 矣 Như thị dĩ hĩ(Như vậy mà thôi).
– Bỉ(Kia) 1. 童 子 之 師 Bỉ đồng tử chi sư.(Thầy của những đứa trẻ kia)
2. 與 彼 年 相 若 也 . Bỉ dữ bỉ niên tương nhược.(Người này và người kia tuổi bằng nhau).
-Thử(Đó) 聖 人 之 所 以 為聖, 愚 人 之 所 以 為 愚, 其 皆 出 于 乎. Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu nhân, kỳ giai xuất vu thử hồ.(Thánh nhân sở dĩ làm thánh, người ngu sở dĩ là ngu có lẽ đều ở chỗ đó chăng )
5. Đại từ tha xưng – Kỳ 1.古  之 聖 人, 出 人 也 遠 矣 … Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ…(Thánh nhân thời cổ (sự hiểu biết của họ) cách xa con người nhiều lắm…
2.今 之 眾 人,  下 聖 人 也, 亦 遠 矣 … Kim chi chúng nhân kỳ hạ thánh nhân dã, diệc viễn hỹ(Chúng nhân đời nay họ ở dưới bậc thánh nhân, (sự hiểu biết) cũng không xa nhau là mấy …)
3.授 之 書 而 習 句 讀 者 也. Thụ chi thư nhi tập kỳ cú độc giả dã.(Chỉ trao sách mà dạy ngắt câu chữ cho nó)
4.吾 未 見 明 也. Ngô vị kiến kỳ minh dã.(Ta không xem điều đó là sáng suốt).
5.余 嘉 能 行古 道; 作 “師 說”以 貽 之. Dư gia kỳ năng hành cổ đạo, tác “Sư thuyết” dĩ di chi.(Ta khen anh ấy có khả năng thực hành đạo xưa, nên viết bài “Sư thuyết” này để tặng anh ta)
6. 賢 不 及 孔子 . Kỳ hiền bất cập Khổng Tử.(Họ hiền tài không bằng Khổng Tử )
– Chi 1.人 非 生  而 知 者,孰 能 無 惑 ? Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc?(Người ta sinh ra không ai là đã biết, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc?) 之thay thế cho tất cả.
2 . 生 乎 吾 前 ,其 聞 道 也 固 先 乎 吾,吾 從 而 師 ; 生 乎 吾 后, 其 聞 道 也亦 先 乎 吾, 吾 從 而  師 . Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi; Sinh hồ ngô hậu, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi .(Những người sinh trước ta nghe cái đạo ấy trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy; Những người sinh sau ta nghe cái đạo ấy cũng trươc ta, ta theo mà tôn họ làm thầy). 之ở đây thay thế cho những người nghe cái  đạo trước và sau ta.
3 .愛 其 子, 擇 師 而 教 . Ái kỳ tử, trạch sư nhi giáo chi.(Yêu con của mình, tìm thầy mà dạy cho nó). 之 thay thế cho “con của mình”.
4 .士 大 夫 之 族, 曰: “師”, 曰: “弟子”,云 者, 則 群 聚 而 笑 . Sĩ đại phu chi tộc, viết “Sư”, viết: “Đệ tử”, vân giả, tắc quần tụ nhi tiếu chi .(Những kẻ là sĩ đại phu, khi nói đến “thầy”, “trò” thì túm tụm cười nhạo điều đó). 之 thay thế cho thầy trò.
5.問 , 則曰… Vấn chi, tắc viết: …(Hỏi họ, thì họ đáp:…). 之 thay thế cho士 大 夫.
6 . 李 氏 子 蟠, 年十七,好 古 文, 六 藝 經 傳 皆 通 習 , 不 拘 于時, 學 于 余 . Lý thị Tử Bàn, niên thập thất, hiếu cổ văn, lục nghệ kinh truyền giai thông tập chi, bất câu vu thời, học vu dư.(Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ kinh truyền đều tập thông cả, không bị câu thúc, lại theo ta học). 之 thay thế cho古 文, 六 藝 經 傳
7 . 余 嘉 其 能 行古 道 ;作 “師 說”以 貽 . Dư gia kỳ năng hành cổ đạo, tác “Sư thuyết” dĩ di chi.(Ta khen anh ta biết thực hành đạo xưa, nên viết sư thuyết này để tặng). 之 thay thế cho anh ta (Tử Bàn)
–   giả. 古 之 學 必 有 師 Cổ chi học giả tất hữu sư(Người học thời xưa ắt phải có thầy) làm đại từ đứng sau tính từ hoặc động từ
6. Đại từ nghi vấn – thục(Ai)

人 非 生 而 知 之 者, 能 無 惑. Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc .(Người ta sinh ra không ai là đã biết, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc?)
7. Giới từ , vu, hồ (Ở, đối với) 1.生 吾 前, 其 聞 道 也 固 先 吾,吾 從 而  師 之; 生 吾 后, 其 聞 道 也亦 先 吾 , 吾 從 而  師 之. Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi; Sinh hồ ngô hậu, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi.(Những người sinh trước ta nghe cái đạo ấy trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy; những người sinh sau ta nghe cái đạo ấy cũng trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy).
2.今 之 眾 人,  其 下 聖 人 也, 亦 遠 矣, 而  恥  學  師 . Kim chi chúng  nhân kỳ hạ thánh nhân dã, diệc viễn hỹ, nhi sỉ học vu sư.(Chúng nhân đời nay, họ ở dưới bậc thánh nhân, (sự hiểu biết) cũng không xa là mấy, mà lại xấu hổ khi tìm thầy học)
3.愛 其 子, 擇 師 而 教 之; 其 身 也, 則 恥 師 焉, 惑 矣. Ái kỳ tử, trạch sư nhi giáo chi; vu kỳ thân dã, tắc sỉ sư yên.(Yêu con mình, tìm thầy mà dạy cho nó, đối với bản thân mình thì lại xấu hổ khi tìm thầy học, thật khó hiểu thay)
4.李 氏 子 蟠, 年 十 七, 好 古 文, 六 藝 經 傳 皆 通 習 之, 不 拘 于時, 學 余 . Lý thị Tử Bàn, niên thập thất, hiếu cổ văn, lục nghệ kinh truyền giai thông tập chi, bất câu vu thời, học vu dư.(Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ kinh truyền đèu tập thông cả, không bị câu thúc với kẻ đương thời, còn theo học ở ta ).
5….其 皆 出 此 乎. …Kỳ giai xuất vu thử hồ.(…Có lẽ đều ở đó chăng)
– Dĩ(Để, dùng, lấy) 1.師 者, 所 以傳道, 授 業 解 惑 也 . Sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc dã.(Thầy là cái để mà truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc vậy).
2….作 “師 說”以 貽 之. …Tác “Sư thuyết” dĩ di chi.(…Viết “Sư thuyết” này để tặng anh ta).
8. Trợ từ kết cấu – ChiNối chủ – vị, định – trung 1.古 學 者, 必 有 師. Cổ chi học giả tất hữu sư.(Người học thời xưa ắt có thầy).
2.夫 庸 知 其 年 先 后 生 于 吾 乎. Ngô sư đạo dã, phù dung tri kỳ niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ.(Ôi biết được điều đó lẽ nào lại tính toán trước sau đối với ta hay sao).
3….道 之 所 存, 師 之 所 存也. …Đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã.(Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng  còn vậy).
4.師 道 不 傳 也 , 久  矣 Sư đạo chi bất truyền dã cửu hĩ .(Đạo thầy không truyền đã lâu rồi).
5.欲 人 無  惑 也 難 矣. Dục nhân chi vô hoặc dã nan hĩ.(Muốn người ta không nghi hoặc thật khó lắm thay)
6.古  聖 人, 其 出 人 也 遠 矣 … Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ…(Thánh nhân thời cổ họ hơn người nhiều lắm…)
7.今 眾 人,  其 下 聖 人 也, 亦 遠 矣 … Kim chi chúng nhân, kỳ hạ thánh nhân dã, diệc viễn hỹ…(Chúng nhân đời nay, họ ở dưới bậc thánh nhân, (sự hiểu biết) cũng không xa là mấy …)
8. 授 書 而 習 其 句 讀 者 也. Thụ chi thư nhi tập kỳ cú độc giả dã.(Chỉ trao sách mà dạy cách ngắt câu cho nó).
9. 聖 人 所 以 為聖, 愚 人 所 以 為 愚… Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu nhân…(Thánh nhân sở dĩ là thánh nhân, người ngu sở dĩ là người ngu…)
10.彼 童 子 師. Bỉ đồng tử chi sư.(Thầy của những đứa trẻ kia)
11.句 讀  不 知, 惑  不  解,… Cú độc chi bất tri, hoặc chi bất giải…(Kẻ mà cách đọc ngắt nghỉ không biết…)
12.士 大 夫 族… Sĩ đại phu chi tộc…(Những kẻ là sĩ đại phu…)
13.巫 醫, 樂 師, 百 工 人… Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân…(Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền …)
9. Ngữ khí từ – DãĐứng giữa câu và cuối câu  biểu thị ngữ khí ngừng ngắt

– Hĩ

Đứng cuối câu biểu thị ngữ khí

1.惑 而 不 從 師 , 其 為 惑 也 終 不 解 矣 . Hoặc nhi bất tòng sư, kỳ vi hoặc dã chung bất giải hĩ .(Nghi hoặc mà không theo thầy học thì cái sự nghi hoặc đó đến cuối cùng cũng không giải thích được)
2.生 乎 吾 前 ,其 聞 道 也 固 先 乎 吾, 吾 從 而  師 之; 生 乎 吾 后, 其 聞 道 也 亦 先 乎 吾… Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi; Sinh hồ ngô hậu, kỳ văn đạo dã diệc tiên hồ ngô…(Những người sinh trước ta nghe cái đạo ấy trước ta, ta theo mà tôn họ làm thầy; Những người sinh sau ta nghe cái đạo ấy cũng trươc ta…)
3.吾 師 道 也… Ngô sư đạo dã …(Cái đạo của thầy ta …)
4.道 之 所 存, 師 之 所 存也. Đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã.(Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng  còn vậy)
5.道 相 似 也. Đạo tương tự dã(Đạo cũng như nhau thôi)
6.古  之 聖 人 , 其 出 人 也 遠 矣 … Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ…(Thánh nhân thời cổ họ hơn người nhiều lắm)
7.今 之 眾 人,  其 下 聖 人 也, 亦 遠 矣 … Kim chi chúng nhân kỳ hạ thánh nhân dã, diệc viễn hỹ…(Chúng nhân đời nay họ ở dưới bậc thánh nhân, (sự hiểu biết) cũng không xa là mấy)
8.于 其 身 也,則 恥 師 焉, 惑 矣. Vu kỳ thân dã, tắc sỉ sư yên , hoặc hỹ .(Đối với bản thân mình thì lại xấu hổ khi tìm thầy học, thật khó hiểu thay)
9.欲 人 之  無  惑 也 難 矣. Dục nhân chi vô hoặc dã nan hĩ .(Muốn người ta không ngờ hoặc thật khó thay)
– PhùĐứng đầu câu biểu thị ngữ khí 1.夫 庸 知 其 年 之 先 后 生 于 吾 乎. Phù dung tri kỳ niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ(Ôi biết được cái điều đó há lẽ nào lại tính toán sinh trước sau với ta hay sao).
已 – Dĩ (thôi) 如 是 而. Như thị dĩ hỹ.(Như vậy mà thôi).
Ngoài ra con một số ngữ khí tù khác như : 嗟  乎 , 嗚 , có thể dịch là Than ôi!


* Một số cấu trúc ngữ pháp đặc biệt:

1. Cấu trúc ý động :

– 吾  從  而   師  之 =  吾 從 而   之   師.

Ngô tòng nhi sư chi = Ngô tòng nhi dĩ chi vi sư.

(Ta theo đó mà tôn làm thầy).

2. Câu so sánh :

– 師  不 必  賢  于 弟 子(Sư bất tất hiền vu đệ tử)

(Thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò)

于ở đây là từ so sánh: thầy và trò.

3. Câu phán đoán :

– 師   者  , 所  以  傳  道 ,  授  業   解   惑   也.

Sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp giải hoặc dã.

(Thầy là cái để mà truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc vậy).

4. Sự hoạt dụng của từ loại :

– 吾 師 道 也 (Ngô sư đạo dã – Ta học theo cái đạo đó vậy)

師 là danh từ chuyển thành động từ: học tập.

5.Tính từ sở hữu其 – Kỳ :

– 愛  其  子,  擇  師  而  教  之; 于 其 身 也 , 則  恥  師  焉 , 惑 矣.

Ái kỳ tử, trạch sư nhi giáo chi; vu kỳ thân dã, tắc sỉ sư yên, hoặc hĩ.

(Yêu con mình, chọn thầy mà dạy cho nó, thế mà đối với bản thân mình thì lại xấu hổ khi tìm thầy học, thật là  kỳ lạ thay).

6.所 – sở: Trợ từ kết cấu đứng trước động từ và giới từ tổ hợp thành cụm danh từ .

– 是 故 無 貴 無 賤, 無 長無 少, 道 之 所 存, 師 之 所 存也.

Thị cố vô quý vô tiện, vô trường vô thiếu, đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã.

(Vì thế cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn vậy)

– 聖 人 之 所 以 為 聖, 愚 人 之 所 以 為 愚, 其 皆 出 于此 乎.

Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu nhân , kỳ giai xuất vu thử hồ.

(Thánh nhân sở dĩ là thánh nhân, người ngu sở dĩ là người ngu có lẽ đều ở đó chăng)

+ Sở dĩ所 以 biểu thị nguyên nhân

– 非 吾 所 謂 傳 其 道 , 解 其 惑 者 也 .

Phi ngô sở  vị  truyền kỳ đạo, giải kỳ hoặc giả dã.

(Không phải là cái ta gọi là truyền cái đạo, giải thích cái điều nghi hoặc đó vậy).

7. Câu phán đoán: …其 …乎: …có lẽ … chăng?

– 吾 師 道 也.夫 庸 知 年 之 先 后 生 于 吾 ?

Ngô sư đạo dã, phù dung tri kỳ niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ?

(Cái đạo của thầy ta, ôi biết được cái điều đó lẽ nào lại tính sinh trước sau sau đối với ta hay sao?).

– 聖 人 之 所 以 為聖, 愚 人 之 所 以 為 愚, 皆 出 于此 ?

Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu nhân, kỳ giai xuất vu thử hồ?

(Thánh nhân sở dĩ là thánh nhân, người ngu sở dĩ là người ngu, có lẽ đều ở đó chăng ?)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Phạm Văn Khoái. Bài giảng môn Đường Tống Bát đại gia. Hà Nội tháng 5/2002, trang 24,25,26,27)

2.  Vương Như. Từ “Sư thuyết” nhìn nhận về lý luận người thầy của Hàn Dũ, Học viện Sư phạm kỹ thuật chức nghiệp Hà Nam, số ra ngày 10/03/2007, trang 37, 38. (tiếng Trung).

3.  Đinh Trọng Thanh. Giáo trình ngữ pháp hán ngữ cổ đại, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005).

4.  Trần Thước. Từ điển hư tự, NXB Thuận Hóa, 2004).

Phân tích tư tưởng trong tác phẩm Định tính thư của Trình Hạo.

 

“Cái gọi là Định, là lúc động cũng Định, lúc tĩnh cũng Định, không có tương nghênh, không chia ra Nội và Ngoại. Nếu cho ngoại vật làm Ngoại, buộc mình theo, thì ấy là cho tính của mình có Nội có Ngoại rồi. Vả lại cho tính theo vật là ở ngoài, thì trong lúc tính ở ngoài, thì cái gì ở trong? Như vậy là có ý mong cắt tuyệt cái dụ bên ngoài, mà lại không biết cái tính không có Nội Ngoại vậy. Đại khái là chia Nội và Ngoại ra làm hai bản thể, thì sao còn nói là Định được nữa!

Phàm đạo Thường của trời đất, là lấy tâm phổ cập cho vạn vật mà vẫn không có tư tâm; đạo Thường của thánh nhân, là lấy tình thuận theo vạn vật mà vẫn không có tư tình. Cho nên cái học của người quân tử, không gì bằng cái vẻ rộng rãi mà to lớn, vật theo đó mà thuận ứng. Kinh dịch nói: “Trinh cát, hối vong, đi đi lại lại, nghĩ vơ vẩn đều do bụng người nghĩ ra”. Nếu cứ chăm chăm mong trừ đi cái Ngoại dụ, thì sẽ thấy diệt được cái ở bên Đông nhưng nó lại sinh ra ở bên Tây, không những ngày không đủ, mà cái manh mối vẫn còn vô cùng, không thể nào trừ đi được.

Cái tình của người ta, mỗi người yếm tế một cách, cho nên không thể đạt đến Đạo được. Phần nhiều đều là do cái Tự tư và Dụng tri. Tự tư, thì không thể lấy cái Hữu vi để ứng với vạn vật; Dụng tri, thì không thể lấy cái Minh giác để làm tự nhiên. Nay lấy cái tâm ghét ngoại vật, để soi vào chỗ Vô vật, thì khác gì quay lưng với mặt gương mà mong nó soi sáng vậy. Kinh dịch nói: “Vững ở sau lưng mà không bó buộc thân mình. Đi ở ngoài sân mà trước mặt không thấy người.” Mạnh Tử cũng nói: “Cái ghét những kẻ dùng trí, ấy là những kẻ hay xuyên tạc vậy”, cùng với cái cho là Ngoại là trái, Nội là phải, thì chi bằng quên đi cả hai mặt Nội Ngoại ấy. Quên đi hai mặt ấy, thì sẽ trừng nhiên vô sự. Vô sự thì sẽ Định, Định thì sẽ Minh, Minh thì còn cái ứng vật nào làm cho luỵ được nữa!

Cái mừng của thánh nhân, là lấy vật đáng mừng để mừng; cái giận của thánh nhân, là lấy vật đáng giận để giận. Vậy sự mừng giận của thánh nhân, không phải do tâm mà là do vật vậy. Vậy thì thánh nhân sao lại không ứng với vật?, lại còn theo cái ở ngoài là trái, mà lại càng mong cái bên trong là phải? Nay lấy cái mừng giận của Tự tư và Dụng tri, để so với cái mừng giận chính đáng của thánh nhân, thì biết nó khác nhau thế nào. Cái dễ phát nhưng khó chế trong cái tình của người, chỉ có cái giận là khó hơn cả. Khi trong cơn giận mà quên đi cái giận đó, để xem cái lẽ phải trái thế nào, thì thấy rằng cái Ngoại dụ không đáng ghét, thì cũng là nghĩ thấu được quá nửa Đạo rồi”.

Trình Hạo, tự là Bá Thuần (1032 – 1085), người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện nay. Mới 15, ông đã cùng em là Trình Di đến học Chu Liêm Khê. Ông nói: “Xưa đến thụ học Chu Mậu thúc, thường cứ bảo tìm cái chỗ vui của đức Trọng Ni và Nhan Tử, và vui ở việc gì. Từ lúc tái kiến Chu Mậu thúc rồi trở về, thích ngâm phong lộng nguyệt, có cái ý ‘ngô dữ Điểm dã’”.

Sau ông thi đỗ tiến sĩ ra làm quan lệnh ở Tấn thành. Tính ông rất thành thực, có đạo đức, nét mặt ôn hoà, thuần tuý. Học trò và bạn bè theo ông mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy ông có dáng giận dữ bao giờ.

Thời đó Vương An Thạch làm tể tướng, đang thi hành tân pháp. Ông làm chức giám sát ngự sử, thường ngồi ung dung nghị luận, hày tỏ những điều không tiện. Vương An Thạch có khi nghiêm sắc mặt, tỏ ý không bằng long. Ông từ từ nói rằng: “Việc thiên hạ không phải là việc bàn riêng của một nhà, xin bình khí mà nghe thì mới phải”. An Thạch lấy làm thẹn mà chịu khuất.

Đến lúc ông mất, Văn Ngạn Bác cũng là một danh sĩ thuở ấy theo dư luận của người đương thời mà đặt tên hiệu cho ông là Minh Đạo tiên sinh.

Nay xem sách Ngữ lục của các đệ tử chép những điều ông đã giảng dạy, thì thấy rằng cái học của ông rất thuần tuý, đúng với tinh thần của Khổng học.

Trình Hạo là người ôn hoà, vì vậy các quan điểm của ông đều thiên về cái bản thể tĩnh và khoan nhu. Nhân có Trương Hoành Cừ hỏi rằng: “Định tính mà chưa thể không động, lại bị ngoại vật làm luỵ, thì làm thế nào?”, ông đã viết thư trả lời, nay gọi là Định tính thư, nêu lên cách tu dưỡng, chủ yếu là tu dưỡng nhân tâm. Muốn lấy tâm làm chủ thì phải giữ cho tâm định, phải quên đi cả trong lẫn ngoài.

Sớ giải Định tính thư chia làm bốn ý lớn: Một là, nói về cái đạo thường của trời đất, lấy tâm phổ biến vạn vật mà vô tâm: ấy là sự định của trời đất. Hai là, nói về đạo thường của thánh nhân, lấy tình thuận theo vạn vật mà vô tình: ấy là sự định của thánh nhân. Ba là, nói về cái học của người quân tử nên khuếch nhiên địa công, vật lại thuận ứng: ấy là sự định của người quân tử. Bốn là, nói về người thường trong cơn nóng giận, nhưng biết quên ngay nóng giận để xét lẽ phải trái: ấy là sự định của người thường. Người thường mong cho đến được địa vị của bậc thánh nhân, đấng thánh nhân lại mong cho được hợp lý với tự nhiên của trời đất. (Minh Đạo học án thượng – Tống Nguyên học án quyển thứ mười ba)

Trình Hạo là đại diện tiêu biểu cho học thuyết về Định tính. Cùng với Thức nhân thiên, Định tính thư là hai thiên thể hiện cái tinh tuý của triết học Minh Đạo, có thể thấy được cái thâm thuý của “Công phu Minh Đạo thuần thục” ở trong đó. Trong sự vận động của chỉnh thể Minh đạo học đời Tống, Định tính thư đã đạt đến đại vị tôn sùng, nhưng nó cũng là tác phẩm bị các tác giả khác mang ra tranh luận nhiều nhất. Trong sự tranh luận giữa công phu và hiệu quả, thì Định tính thư đi nghiên cứu về một loại công phu, còn như cái công phu thuần thục mà Chu Tử nói sau đó lại là một loại kết quả? Nếu như là một loại công phu, thì tại sao lại là công phu? Ta cần đi vào nội dung của tác phẩm này để làm rõ hơn.

Với Trình Hạo, Định Tính chính là Định Tâm:

Định tính thư vốn là bức thư của Trình Hạo trả lời cho câu hỏi của Trương Hoành Cừ, cho nên cái tên Định tính thư là do người đời sau thêm vào. Trương Hoành Cừ hỏi rằng: “Định tính mà chưa thể không động, còn bị ngoại vật làm luỵ, thì làm thế nào”. Chu Tử có câu: “Định tính tự thuyết đắc dã sá dị, thử tính tự, thị cá tâm tự nghĩa” – nghĩa là “Chữ định tính là nói được cái lạ lùng vậy, chữ tính ấy, là ý của chữ Tâm”. Tính là một phương diện Không Động của bản thể, vấn đề là không tồn tại Tính thì Động hay Không Động? Mặt khác, đã có Tính thì không thể không động, tức là thông qua cái động của Tâm để biểu đạt cái Tình. Vậy thì thì có thể nói là định Tâm mà không thể nói là định Tính. Nhưng khi đọc thư của Trình Hạo, ông lại thống nhất định Tâm và định Tính là một, không có sự khác biệt nào cả.

Minh Đạo cho rằng, cơ bản thì Tính không phân Trong ngoài, ông phân biệt rõ cái Định chân chính, là phải “Động cũng Định, tĩnh cũng Định”, nghĩa là ngay cả khi có việc xảy ra thì cái Tâm Tính cũng không động, đó là cái mà Mạnh Tử gọi là “bất động tâm”. Cái gọi là Minh giác, ấy là hiểu được cái Tâm ấy chính là cái Tâm của thiên địa đại công. Hiểu được cái lý ấy, thì mọi thứ “đều tự nhiên mà Nhiên, không có an bài” (Di thư, quyển mười một), đó là ý “Vật sẽ theo mà thuận ứng”. Như vậy, Trình Hạo thiên về ý Tự Nhiên, an nhiên, không biến không động, để thuận ứng với vạn vật. Có như vậy thiên địa mới lưu hành, con người với trời đất nhất thể làm một.

Trình Hạo theo cái học của Chu Liêm Khê, nên tinh thần của ông thiên về trạng thái ung dung và vui với Đạo. Ông thấy và hiểu rõ cái tông chỉ Thiên địa vạn vật nhất thể của Nho giáo, lấy Nhân làm gốc, lấy Thành và Kính để giữ tâm. Nhân thì thiên về Tự nhiên để có được cái Minh giác, không mắc sai lầm; Thành thì sẽ biết được Tính và Thiên Đạo; còn Kính thì giữ cho chuyên nhất. Ông lại sở đắc được cái học của Mạnh Tử về Tính Thiện và vụ lấy hành vi cho hợp thiên đạo. Ông cho rằng người ta cốt phải giữ cho cái Tâm hư tĩnh để đối với vạn vật vạn sự cứ trừng nhiên, có việc thì đến, có sự thì làm, không nên mong ngóng. Quan điểm này là theo quan điểm của Mạnh Tử trong câu: “Tất hữu sự yên, vật chính, tâm vật vong, vật trợ trưởng”, ấy là ý giữ cái tâm cho định. Cái học này chủ yếu là cái Tự đắc, tức là tự mình lĩnh hội lấy, chứ không phải sắp xếp bố trí gì cả. Phàm những cái mà bố trí thì sẽ không còn là tự đắc nữa.  Đây cũng là nền tảng cho cái Tâm học của Lục Cửu Uyên sau này.

Dịch: Bắc thành địa dư chí lục

Nguyên văn chữ Hán:

Bắc thành địa dư chí lục quyển chi nhất

Thăng long thành:

Long Xuyên tự lục – Thượng quốc Thanh thần Gia Khánh – Hoàng Nại Am trứ: Lê thành tả Yên Tử sơn, hữu Tản Viên sơn, Phú Lương giang hoàn bão, tả hữu thiên nhiên đô hội dã. Phú Lương giang nhất danh Nhị Hà.

Hoàng Minh “Chức phương địa đồ”: An Nam, ĐôngTuyên Quan thành cổ Long Biên thành, hựu danh Đông Đô.

Hoàng Thanh “Ngự phê thông giám tập lãm”: An Nam hữu Đông Tây nhị đô dĩ Giao Châu phủ vi Đông Đô, tức Long Biên thành; dĩ Thanh Hóa phủ vi Tây Đô, tức cổ Cửu Chân thành. Đông Đô y Tuyên, Thao, Đà, Phú Lương, tứ giang vi cố. Thao giang tức Vân Nam Lan Thương giang hạ lưu, kinh An Nam quốc, vi Lâm Thao phủ vị chi Thao giang, hạ diệc viết Tuyên Hóa giang, thượng kì bắc viết Tuyên giang, kì Nam viết Đà giang, hợp lưu xứ viết Tam giang khẩu. Chí Giao Châu giới vi Phú Lương giang.

Án bản quốc Chí lược, thành thủy ư Đường Bá Nghi, Ý Tông thời, Cao Biền vi Tĩnh Hải quân tiết độ xứ, kiến phủ trị, tăng quảng chi. Đại La thành kì tổng danh dã.

Ngã quốc Lý Thái Tổ Thiên Thánh nhị niên thủy tự Hoa Lư định đô vu thử. Hữu long thụy nhân dĩ Thăng Long danh kì thành. Lý hất Lê giai đô vu thử.

Ngã quốc triều bình Tây ngụy (chỉ quân Tây Sơn), Thuận Hóa định đỉnh, ư thử thiết vi Đại trấn thành tổng trấn dĩ chế chi (Thập tam trấn lệ yên). Gia Long tứ niên Ất Sửu lệnh cải tu chi, tăng kì thức khuếch, hựu cải Long vi Long. Cái thủ “Long bình long thịnh” chi nghĩa dã.

Thành chu vi hợp nhất thiên cửu bách ngũ thập bát tầm nhị xích ngũ thốn, thiết dụng thạch chuyên, thành ngoại tuấn hào, thành quan ngũ môn; Đông, Nam, Tây, Bắc, Chính Đông, Chính Nam, Chính Bắc, thiết trung xuyên đậu chế thượng viên hạ phương, thượng trí lâu, thành ngoại trúc giác thành,

Đông Nam môn nội khởi đường viết Hiệp Nghi Vũ, trực lục phòng chưởng ti văn thư cập dịch phát, nguyệt chi nhị thất nhật nhân dân hữu sự, nghệ tiền thân tố.

Thành ngoại thiết Dịch đình (tiền Lê Đường văn đình tiến sĩ …..bảng xứ) Chiếu thư phụng hành niêm quải vu thử. Bắc môn ngung hựu trí trừ công lương chi sở thành nội tức Nùng Sơn.

Phụng kiến hoàng cung chính điện ngũ vũ, tả hữu lục chu vi liêu dĩ tường. Tường khai ngũ môn, hựu khai môn xu dĩ thông nội đình, thiết cấp cập dũng đạo. Phàm cung ngộ đại lễ cập nguyệt chi sóc vọng tại thành cung lại cụ phẩm phục cung hành vọng bái.

Dũng đạo ngoại vi Đoan môn, môn ngạch khắc đoan môn nhị tự. (Lí triều di tích kim nhưng chi môn thượng trí cổ bảng). Kì ngoại thụ bi cái dĩ đình kí kì trúc thành chi thiết dã.

(Bi minh viết: tướng Duy Long Đỗ hình thắng tư tại, Tản Viên thị duy, Phú Lương (tức Nhị Hà) vi đái, ….. đại hữu tác, tư sản khải, nhu vật đệ thiên sơn hà bất cải, hách hách minh mệnh, dung quyến ngã vương, nghĩa lữu tây bình, thiên thanh bắc dương, chi phi tiến tất, kiến dân tỉnh phương, mệnh thần kiến tiết bách ….. dịch dịch, hoàng uy tĩnh trấn, vương độ tăng khuyếch, bảo chướng chi hùng, vĩnh điện ….phong, đãng bình tốn tuần, bức tấy đồng phong, thành dĩ danh hiển, địa dĩ đức long, Nùng sơn Nhị Thủy trường minh công đức.

Thiết kì đài (Nhâm thân niên trúc chuyên cơ cao dư thành đẳng kiến kì trụ cao thất thập ngũ xích, ngộ hữu đại bắc cập hồ vọng nhất quải đại phương chu kì vu kì thượng dĩ vi huy hiệu vân)

Tổng trấn dinh kị đồ gia (thành nội Tây Nam) Ngân trường (kì đài chi tây) Sổ bạ trường (thành nội Đông Nam) kì hữu công khố, pháo trúc khố ( Thành nội Tây), ngục thất (thành chi bắc), Tượng lang (thành đông Nam), Thành cước đông chí nhị hà tân trình nhất khắc quá thử  vi Kinh Bắc Gia Lâm huyện giới, tây chí Sơn Tây Từ Liêm huyện giới, trình nhị khắc.

Thành ngoại

Kì thành tức cổ chi Đại La dã, Chu vi hợp thất thiên thất bách lục bát tầm thành khai nhị tập nhất ô. Môn (môn hữu trúc bạch Yên Hoa …

Dịch nghĩa:

Theo sách: “Long Xuyên Kỉ Lược” do Hoàng Nại Am soạn vào niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh. Lê thành bên trái có núi Yên Tử, bên phải có núi Tản Viên, sông Phú Lương bao quanh. Bên trái bên phải thiên nhiên đều chầu về. Sông Phú Lương còn có tên là sông Nhị Hà.

Theo sách: “Hoàng minh chức phương địa đồ” thành Đông Quan ở đất An Nam xưa là thành Long Biên, còn được gọi là Đông Đô.

Theo sách: “Hoàng Thanh ngự phê thông giám tập lãm”: đất An Nam có Đông, Tây 2 đô. Lấy phủ Giao Châu làm Đông Đô tức thành Long Biên xưa, lấy phủ Thanh Hóa làm Tây Đô tức thành Cửu Chân xưa. Đông Đô dựa vào 4 sông: Tuyên, Thao , Đá, Phú lương làm hào bền vững. Sông Thao tức là hạ lưu của sông Lan Thương ở đất Vân Nam, chảy qua An Nam đến phủ Lâm Thao nên gọi là sông Thao, cũng còn gọi là sông tuyên Hóa. Phần phía bắc thượng nguồn gọi là sông Tuyên, phần phía Nam gọi là sông Đà, chỗ hợp lưu của 3 con sông gọi là cửa 3 sông, đến địa giới của Gaio Châu thì gọi là sông Phú Lương.

Theo “Chí Lược” của Bản Quốc: thành bắt đầu được xây dựng vào thời Đường Bá Nghi Ý Tông, Cao Biền giữ chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đã dựng phủ trị mở rộng thành. Thành Đại La là tên gọi chung của vùng này.

Vua Lý Thái Tổ nước ta năm thứ 2 niên hiệu Thiên Thánh mới từ Hoa Lư định đô ở đây. Có điềm rồng bay lên, nhân đó lấy Thăng Long để đặt tên cho thành. Từ triều Lý đến triều Lê đều định đô ở đó.

Quốc triều nước ta Bình Tây Ngụy định đô ở Thuận Hóa. Rồi đặt ra chế độ tổng trấn của đại trấn thành, 13 trấn lệ thuộc. Năm Ất Sửu niên hiệu Gia Long năm thứ 4 lệnh tu sửa thành, mở mang độ rộng, lại đổi “long” thành “long”, có lẽ là lấy cái ý thăng bình long thịnh vậy.

Chu vi của thành là 1958 tầm, 2 thước, 5 tấc; tường dùng gạch ngói để xây, ngoài thành có đào hào; thành mở 5 cửa: Đông Nam, Tây Nam, Chính Đông, Chính Nam, Chính Bắc. Trên tường có lỗ châu mai, được làm theo kiểu trên tròn dưới vuông. Phía trên có đặt lầu quan sát. Phía ngoài có đắp góc thành.

Cửa Đông Nam có dựng 1 nhà có tên là Hiệp Nghị Đường đặt 6 phòng để cai quản việc văn thư và phát dịch. Ngày mồng 2 và mồng 7 hàng tháng nhân dân có việc gì thì đến trước cửa trình báo.

Ngoài thành thì đặt dịch đình (nhà khách) – (thời Lê trước là Quảng Văn Đình), khi có chiếu thư thì được niêm yết ở đây. Đằng cửa Bắc lại đặt các kho lương. Thành nội chính là vùng núi Nùng.

Lại vâng lệnh nhà vua dựng Hoàng Cung Chính Điện, gồm 5 nhà, hai bên trái phải có 6 dẫy nhà, cả khu được bao quanh bởi 1 bức tường. Tường mở 5 cửa, lại mở cổng kháo thông với nội đình và thông với đường dũng đạo. phàm lúc nào gặp Đại lễ là tiết mồng 1, rằm hàng tháng thì các quan trong thành phải đầy đủ phẩm phục để bái vọng về cung điện.

Phía ngoài của con đường dũng đạo là Đoan Môn, trên trán của Đoan Môm đắp 2 chữ “ Đoan Môn”. Đây là di tích của triều Lý, bây giò vẫn thế, trên cửa của Đoan Môn có đặt 1 lầu trống. Phía bên ngoài dựng bia, đại khái là dựa vào cái đình để ghi lại việc dựng thành. Bia Minh viết:

Ngắm nhìn Long Đỗ, hình thắng ở đây, Tản Viên là cái cương, Phú Lương 1 dải. Các đời nổi lên ở đây sáng sủa. triều đại đổi thay nhưng non sông còn mãi. Mệnh trời chiếu sáng giúp cho vua ta, quân nghĩa dẹp tây, tiếng trời chấn Bắc, 6 phen thăm Bắc Hà, để xem dân và xét phong tục, sai thần giữ chức, trông coi vùng bên ngoài, tôi ở xa cúi nhìn chịu theo cái sự tính toán điêỳ khiển từ TƯ, sửa sang thành này, xét lại việc xưa. Đổi mới qui củ, 4 bề sừng sững, đời đời to lớn, hoàng uy còn mãi, vương độ mở mang, giữ gìn bền vững, nơi giao phong này còn mãi mãi, đạo nhà vương sáng mãi, nơi nwoi cùng thống nhất, thành vì có cái tên này mà trở nên hiển hách, đâtxs có cái đức này mà trở nên thịnh trị. Núi Nùng sông Nhị ghi mãi thánh công.

Dựng kỳ đài: Năm Nhâm Thân xây nền gạch cao bằng thành, dựng cột cờ 75 thước, ngày Đại lễ, ngày sóc thì treo lá cờ vuông lớn màu đỏ để làm biểu tượng.

Phía bên trái của Hoàng Cưng đặt Dinh Tổng Trấn và Nhà Bản Đô (ở phía Tây Nam thành), xưởng đúc tiền ở phái tây cột cờ, nơi để sổ quân ở phía Đông Nam trong thành. Bên trái có kho chung, có kho thuốc pháo ở phía tây thành nội, ngục thất ở phía Bắc thành nội, chuồng voi ở phía Đông Nam thành.

Từ chân thành đi ra phía Đông thì đến sông Nhị Hà chưa hết 1 khắc, qua đó đến địa giới huyện Gia Lâm Kinh Bắc. Phía Tây đi đến huyện Từ Liêm, Sơn Tây đi hết 2 khắc. Phía Nam đi đến Sơn Nam thượng, huyện Thanh Trì hết 3 khắc. Phía Bắc đi đến huyện Từ Liêm, Sơn Tây đi hết 2 khắc.

Thành ngoại là thành Đại La xưa gồm 7768 tầm. Thành có 21 cửa ô. Cửa ô là: Trúc Bạch, An hoa, Hòe Nhai, Trấn Quốc….đó là địa hạt của Thọ Xương Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Trong đó có đóng 5 quân.

Dịch: Bài ký Hồ Gươm

Tôi từ nhỏ đã nghe là có Hồ Gươm, mà chưa từng đến. Vừa rồi người ta bỏ đồn đóng ở bờ trái của nó để làm đường. Xưa đây thì quanh co, rậm rạp, người thường không được đến. Nay đã rõ đường đi. Ta có khi đi qua đây vào lúc sáng sớm, có dăm ba thuyền chài hiện ra trong sương. Trên mặt hồ có vài ba con chim nước. Chúng thoắt thì hợp lại, thoắt thì chia ra, như là sợ người vậy. Có khi tôi đến đây vào buổi chiều tà thì nghe tiếng gõ ở trên lầu, dưới chân thì nghe song nước rì rào. Đi mới có vài bước thôi đã cảm thấy có khi lạnh ngấm vào người.

Có khi vào lúc giữa ngày tôi hứng cảm mà qua đây, tôi thuê thuyền mà bơi, bơi một loáng đã đến bờ. Bỏ thuyền mà lên núi trên hồ, vén cỏ đên bên miếu cỏ. Nhìn ra bốn phía nhà cửa hoa lệ, một nửa các nhà ẩn hiện thấp thoáng trong lùm cây, trai gái ra vào tấp nập. Cúi nhìn xuống dưới hồ thì thấy cái gì cũng có (soi bóng), chẳng khác gì một đại kỳ quan của vũ trụ này. Thế rồi tôi bảo : “Trong chốn thành thị này lại có một chỗ đẹp như thế. Thế nhưng những người đến đây thì rất đông nhưng chưa có một bài nào viết về chỗ này.”

Vào mùa thu năm Minh Mệnh thứ tám, bạn tôi là ông Trần Đức Anh mới đến làm nha bên bờ hồ, ông ấy gặp tôi mà mừi về nhà. Chúng tôi cùng ngồi trong nhà mà ông bảo: “Ôi, vui thay, ngài hãy ghi lại đi.” Rằng: “Ghi thì phải ghi cho hết, mag hồ là đại kỳ quan làm sao tôi ghi hết.” “Ông không thể thu nhỏ lại được sao?” “Vè đẹp thì vô cùng mà lời thì có hạn, tôi làm sao mà thu nhỏ lại được.” Nếu như cúng ta không chìm vào trong muôn vật thì ngay cả bể xanh ở trước mặt cũng không có tác dụng gì. Nếu vật làm ta cảm động thì dẫu khe rãnh cũng là cái lớn, huống hồ là Hoàn Kiếm.

Ông Đức Anh nói: “Nhưng chuyến đi chơi này ông không gửi gắm lại cho người ư?”  Chao ôi, cảnh trong trời đất này mọi người cùng ngắm, nhưng tâm trạng thì khác nhau. Vè đẹp nơi rừng sâu khói nước người ngắm thì cảm thấy trầm trồ mà thích thú, cho nên cái vui càng them vui. Lâu đài cảnh vật phồn hoa, có người nhìn ngắm say sưa nhảy múa, nhưng người có lòng đau đáu thì lấy đó cũng không thể thay thế được. Ngay tôi đây cảm xúc trong buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều cũng khác nhau. Ngắm thì hãy tự lĩnh ngộ cái mình cho là đáng lĩnh ngộ. Vậy thì còn nói gì được nữa.

Thế rồi chúng tôi cùng uống rượu. Lại nói: “Ngài muốn tôi viết để lưu lại được hình dáng của hồ Gươm chăng?” Nếu chờ đến tôi viết mới thành hồ Hoàn Kiếm thì hồ đã không còn rồi. Ngài chẳng thấy những cái hồ trước đây giờ đã san sát nhà ngói sao? Hồ Bảy Mẫu bây giờ đã có đường cắt ở giữa sao? Cột cờ xưa là hồ sen. Cục tuyền thì ngãy xưa chính là Đồn thủy quân. Lúc trăng lặn thì còn hồ, trăng ló thì thành nhà ngói rồi. Hôm trước là nhà, hôm sau đã thành hồ nước lặng rồi.

Xưa nay chẳng đồng, hưng phế đã là vết tích xưa, nếu như dẫn những chuyện ấy ra thì làm sao mà giữ lại được. “Ngài muốn làm cho hồ nổi tiếng thì tôi cũng có cách làm cho nó nổi tiếng”. Ngày xưa lá cành nhà Lê sắp bị nhà Mạc cướp, vua Tương Dực đi chơi hồ này đã đánh mất kiếm khai quốc, không tìm lại được, từ đó hồ mới có tên là hồ Gươm.

Vả lại, lúc nhà Lê chưa nổi lên, nước ta lại thuộc vào nhà Minh, những kể làm quan cho nhà Minh biến nước mình thành món lợi cho mình, coi dân tộc mình thành người ngoài, người hiền thì bị chìm đắm, dân sống thoi thóp. Thái Tổ vâng ý Trời mà thuận lòng người, nổi dậy đuổi giặc đi. Những kẻ quy hàng có hơn một vạn thì đưa trở về nước, không nỡ giết. Đến nay đã hơn bốn trăm năm, nhà Lê lại mất nước lần nữa. Thế nhưng đất nước ta không còn nạ bị phương Bắc xâm lược. Dẫu cảm cái ơn ấy, nên cai uy của thanh gươm ba thước vẫn còn.

Vậy hồ Gươm mang tên gươm không phải chỉ vì chuyện có cái gươm, mà còn do công lao của thanh gươm vậy. Nếu không phải vì thế thì sau nhà Lê Trung Hưng, chúa Trịnh đã từng xây dựng hành cung ở Hồ Tây, trồng sen ở hồ đấy, hiện nay vẫn còn thế mà người ta chẳng gọi nó là hồ Sen.